Áo dài là trang phục truyền thống của dân tộc ta. Nó đã gắn bó với con người Việt Nam từ bao đời nay và theo suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta. Nhưng không ai cũng biết nguồn gốc áo dài ra đời lúc nào và hình dáng ra sao?
Y phục xa xưa nhất của người Việt, cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ. Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ. Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân (gồm bốn vạt nửa: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái). Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy xắn quai cồng để tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ.
Áo tứ thân thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải, gánh gồng tháo vát. Với những phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ hơn, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào đó để giảm chế nét dân dã lao động và gia tăng dáng dấp trang trọng khuê các. Thế là ra đời áo ngũ thân với biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay được thu bé lại trở thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước . . Áo ngũ thân che kín thân hình không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân nối sống (vị chi thành bốn) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và vạt con nằm dưới vạt trước chính là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo. Vạt con nối với hai vạt cả nhờ cổ áo có bâu đệm, và khép kín nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho quan điểm về ngũ thường theo quan điểm Nho giáo và ngũ hành theo triết học Đông phương.
Theo thời gian, áo dài cũng dần được thay đổi về kiểu dáng, mẫu mã cho phù hợp với công việc cũng như bắt kịp xu hướng thời đại mới nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống vốn có của nó mà không bị pha trộn, cách điệu một cách thái quá.
Hiện tại tuy đã xuất hiện rất nhiều những mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lễ phục cho các bà các cô mặc trong các dịp lễ đặc biệt.
Trong các dịp này, muốn thể hiện được hết vẻ đẹp của con người Việt Nam, không thể không kể đến những tà áo dài truyền thống góp phần giữ gìn và tôn tạo nên những giá trị trong văn hóa cũng như tâm hồn của người Việt.
Chính vì vậy áo dài đã được tổ chức Unesco công nhận là 1 di sản văn hóa phi vật thể, là biểu tượng của người phu nữ VN và là niềm tự hào của người Việt với bạn bè quốc tế.
Bất cứ nơi đâu, đến bất cứ vùng miền nào nhắc tới Việt Nam, tới văn hóa của Việt Nam, người ta đều nhắc tới áo dài như một nét văn hóa đặc trưng riêng không bị pha trộn với bất cứ nền văn hóa của nước nào.
Bài viết trên đã giúp bạn có chút kiến thức lịch sử về nguồn gốc áo dài Việt Nam, mong nhận được ý kiến phản hồi nhiều hơn.
Thông tin liên hệ Áo Dài Hạnh
* 6/3 CMT8, P Bến Thành, Q1 - 0909.601.527
* 26/5 Nguyễn Văn Lượng, P6, GV - 0909.605.527
HOTLINE: 0982.936.339 - 0923.272.865
» Xem bản đồ đường đi
Facebook: https://fb.com/aodaibungqua.com.vn
Email: info@aodaihanh.com