Thuyết minh về áo dài Việt Nam một trong những trang phục truyền thống toát lên vẻ đẹp dịu dàng và tâm hồn thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh chiếc áo dài được xem là biểu tượng của người phụ nữ Việt và là quốc phục của dân tộc Việt Nam. Nó đã gắn bó qua rất nhiều thời kì lịch sử cho đến nay.
Trong bài viết này, hãy cùng quay ngược thời gian để nhìn lại chặng đường phát triển của chiếc áo dài Việt Nam từ xưa đến bây giờ, hi vọng sẽ mang đến cho bạn một số thông tin hữu ích.
Click vào các link dưới đây để đọc nhanh bài viết:
- 1. Lịch sử thuyết minh về áo dài Việt Nam
- 2. Cấu tạo về chiếc áo dài Việt Nam
- 3. Công dụng của chiếc áo dài Việt Nam
1. Lịch sử thuyết minh về áo dài Việt Nam
Không một ai có thể khẳng định chiếc áo dài Việt Nam ra đời từ khi nào. Qua mỗi thời kì lịch sử của đất nước, hình ảnh những tà áo dài cũng dần thay đổi, cải tiến nhưng vẫn giữ được nét truyền thống của dân tộc Việt. Kiểu dáng sơ khai của chiếc áo dài ra đời vào khoảng thế kỉ 17, đơn giản chỉ là chiếc áo lãnh bốn vạt, bên ngoài được khoát yếm lót kết hợp với váy đen và thắt lưng có nét khá giống với chiếc áo tứ thân.
Vào khoảng năm 1645, hình ảnh những tà áo tứ thân ra đời với thiết kế thả dài xuống hoặc được cột gọn, không có khuya cài với màu vải nâu đặc trưng. Bên trong áo, người mặc có thể chọn một chiếc yếm với màu sắc tùy thích, cụ thể: đối với những phụ nữ đứng tuổi thì gam màu trắng sẽ rất phù hợp.
Ngược lại, các cô gái trẻ với những gam màu tươi sáng: thắm đỏ, hoa đào,… thể hiện sự tươi trẻ, khỏe khoắn những cũng toát lên vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo của phụ nữ Việt.
Sau đó, vào khoảng thế kỉ 18, những chiếc áo dài Năm Thân được ra đời, gồm hai khổ vải được may nối lại thành thân áo vô cùng kín đáo, mang một ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, được xem là biểu tượng của tứ thân phụ mẫu và phần thân áo thứ năm sẽ tượng trưng cho người mặc. Hơn thế nữa, hình ảnh chiếc áo Năm Thân luôn có 5 cúc cài thể hiện đạo lý làm người của con người Việt Nam.
Một bước đi dài với những đột phá, sáng tạo trong ý tưởng thiết kế của họa sĩ Cát Tường đã cho ra đời kiểu áo dài lemur. Với những đường cong ôm sát thể hiện đường cong quyến rũ của người phụ nữ với thiết kế đinh nơ, cổ khoét trái tim,… mang lại sự khỏe khoắn, tươi mới cho người mặc.
Bước sang những năm 1960, hình ảnh chiếc áo dài với tay raglan với tay áo được nối từ cổ xuống nách, phần tà trước và tà sau được nối với nhau qua hàng nút bấm từ cổ xuống nách và dọc theo một bên hông nhằm khéo léo khoe được đường cong quyến rũ của người phụ nữ, đồng thời mang lại cảm giác thoải mái, linh hoạt cho người mặc. Kể từ thời điểm này, chiếc áo dài Việt Nam được ra đời.
Sau đó, hình ảnh chiếc áo dài được sáng tạo với rất nhiều kiểu dáng khác nhau, điển hình như: áo dài hở cổ, hoặc áo dài cổ thuyền, cổ khoét,… hoặc những tà áo dài chít eo – áo dài mini lần lượt ra đời vào những năm 1960 – 1970 nhưng vẫn mang lại sự thoải mái, tiện lợi cho người mặc.
Những năm 1970, chiếc áo dài hiện đại Việt Nam đã ra đời với những kiểu dáng phá cách và được thiết kế trên các loại chất liệu khác nhau, mang đến sự tươi trẻ nhưng vẫn tôn vinh được vẻ đẹp dịu dàng, nết na của phụ nữ Việt.
Thuyết minh về áo dài Việt Nam không chỉ đơn thuần là tìm hiểu tường tận về lịch sử ra đời mà cấu tạo của chiếc áo dài Việt Nam cũng là một yếu tố góp phần tạo nên những chiếc áo dài duyên dáng như hiện nay.
2. Cấu tạo về chiếc áo dài Việt Nam
Chiếc áo dài Việt Nam bao gồm các phần như: cổ áo, thân áo, tay áo, quần mặc với áo dài.
- Cổ áo dài:
Cổ áo thường cao khoảng 4 đến 5cm, được khoét hình chữ V trước cổ, giúp tôn vinh vẻ đẹp thanh phú của người phụ nữ Việt. Hiện nay, chiếc áo dài Việt được cách tân, sáng tạo với rất nhiều kiểu dáng cổ như cổ thuyền, cổ tròn, kiểu trái tim,… mang đến nhiều sự lựa chọn hơn cho chị em phụ nữ.
- Thân áo dài
Phần thân áo được đo và may ôm sát vào người, đặc biệt ở phần eo được chít ben khéo léo thể hiện đường cong 3 vòng quyến rũ của người phụ nữ. Tính từ eo, thân áo được xẻ làm hai tà (tà trước, tà sau).
Phần hai bên thường có hàng cúc kèm theo, chủ yếu sử dụng cúc bấm được cài bắt đầu từ phần cổ qua vai xuống đến hết eo.
Phần dưới là phần tà, có hai tà được may bắt buộc phải qua đầu gối. Khi di chuyển sẽ tung bay trong gió.
- Tay áo dài
Tay áo tính từ vai xuống, được may ôm sát, dài qua khỏi tay một chút nhưng với chất liệu vải mỏng nên luôn tạo được sự thoải mái nhưng vẫn kín đáo cho người mặc.
- Quần mặc với áo dài
Quần áo được đi kèm với chất liệu vải mềm như lụa, vải silk bóng, với tông màu được ưa chuộng chủ yếu là màu đen, trắng. Hiện nay, những tà áo dái với những chiếc quần màu sắc rực rỡ là hình ảnh hết sức quen thuộc vào mỗi dịp lễ Tết.
Bên cạnh đó, nhiều phụ nữ thường chọn màu sắc quần cùng tông với áo dài để tổng thể bộ trang phục trở nên hài hòa, cân đối về màu sắc hơn. Hoặc nếu là áo dài có họa tiết hoa văn thì màu sắc của quần chính là một trong những màu thuộc hoa văn trên thân áo.
Các mẫu quần thường được các nhà thiết kế chọn lựa là dạng ống suông, rộng có thiết kế thẳng đứng với phần eo ôm sát tạo đường cong cho phái đẹp. Tuy nhiên, với mẫu áo dài cách tân hiện đại, phần quần áo dài này thay đổi và được biến tấu thành loại quần jean, legging ôm hoặc quần cullotes lửng, váy xòe, … rất đa dạng.
3. Công dụng của chiếc áo dài Việt Nam
Hình ảnh tà áo dài đã trở nên quá gần gũi và thân thuộc với mỗi người phụ nữ Việt. Không đơn thuần là những bộ trang phục thể hiện bản sắc và văn hóa của dân tộc Việt, qua đó nó còn là một biểu tượng của những người phụ nữ Việt Nam.
Ngày nay, chiếc áo dài Việt Nam còn được sử dụng như một trang phục được diện để dạo phố cũng gia đình, đi dự tiệc hay vào mỗi dịp lễ Tết lớn của dân tộc, đôi khi còn là trang phục của các cô nàng công sở chốn văn phòng,…
Có thể nói, nếu như mẫu áo dài truyền thống với hai tà dài thướt tha đại diện cho sự trang nghiêm, mẫu mực thì những thiết kế hiện đại của mẫu áo dài cách tân với tà ngắn lại mang đến sự mới mẻ, độc đáo như thổi một luồng gió mới, phóng khoáng hơn cho phụ nữ ngày nay.
Không quá trang trọng, chú ý nhiều hơn đến sự thoải mái phù hợp với nhiều địa điểm hoặc các dịp khác nhau, dễ dàng lựa chọn cho người mặc chính là những ưu điểm phải kể đến của áo dài.
Trên đây là những chia sẻ thuyết minh về áo dài Việt Nam về lịch sử hình thành cũng như cấu tạo của loại trang phục truyền thống Việt. Đừng quên truy cập Website aodaihanh.com để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức liên qua tới áo dài cũng như tham khảo các mẫu áo dài đẹp trong bộ sưu tập xuân hè 2018 này.